Ai cũng biết sức tàn phá của dịch Covid 19 ảnh hưởng đến nền kinh tế của toàn thế giới như thế nào. Việt Nam rất may mắn khi các chính sách kiểm soát dịch và phòng chống dịch theo chỉ đạo của nhà nước đã thực hiện rất tốt nên tình hình vẫn ở mức khả quan khi toàn dân chung tay chống dịch. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. 

Ngành Fitness cũng không ngoại lệ. Đã có rất nhiều các phòng tập giải thể, phần còn lại thì điêu đứng, khiến nghề huấn luyện viên cá nhân gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ đại dịch bùng phát.

Dưới đây là những ảnh hưởng trong thời kỳ Đại dịch bùng phát tới nghề HLV cá nhân:

 

Nguy cơ mất việc

Đại dịch bùng phát, các phòng tập vẫn phải phát sinh đủ các loại chi phí bao gồm: mặt bằng, khấu hao, lãi suất ngân hàng…

Khi đó phòng tập không thể hoạt động, không có nguồn thu và các chủ đầu tư rơi vào cảnh điêu đứng trước đại dịch.

Chính sách cắt giảm chi phí sẽ là thượng sách trong giai đoạn khủng hoảng. Đó là lý do các nhân viên yếu kém, hoặc năng lực không vượt trội dễ bị sa thải trong giai đoạn này. Hoặc  khi công ty giải thể, tất cả nhân sự sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp.

 

khi công ty giải thể, tất cả nhân sự sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp
khi công ty giải thể, tất cả nhân sự sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp

 

Sụt giảm về thu nhập

 

Trong suốt thời kỳ dịch bệnh có dấu hiệu bùng phát, khách hàng cẩn thận với những nơi đông người nên hành vi đi tập giảm mạnh. Khiến lượng khách hàng tới phòng tập giảm đáng kể có thể lên tới 70-80% so với mức độ bình thường.

Ngày thường, huấn luyện viên tiếp cận khách hàng bình thường đã khó, ngày nay đại dịch xảy ra điều này gần như mò kim đáy bể.

Không có khách hàng đồng nghĩa với việc không có doanh số, không có buổi dạy, thu nhập của bạn sụt giảm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và những kế hoạch tương lai.

 

Lộ trình thăng tiến bị gián đoạn

 

Kế hoạch thăng chức, phát triển về bản thân được xây dựng dựa trên 2 yếu tố:

  • Doanh số cá nhân và toàn đội
  • Kiến thức chuyên môn và sự đóng góp cho việc xây dựng đội nhóm. 

Khi đại dịch diễn ra, kế hoạch thúc đẩy doanh số coi như đứt đoạn.

Quá trình thăng tiến của các bạn PT bị chậm lại, ảnh hưởng lớn đến nhuệ khí chiến đấu của các chiến binh trong thời kỳ này.

 

Ảnh hưởng tới tinh thần 

 

Chẳng có ai lạc quan mãi được nếu khó khăn cứ liên tục dồn đến.

Đại dịch khiến cho công việc của PT bị gián đoạn và sẽ đến lúc bạn cảm thấy chán nản, uể oải và mất đi động lực.

Điều đó sẽ khiến bạn chán nản, lười biếng và tiêu cực., nhất là các PT gặp phải trường hợp “nợ lương” do tài chính doanh nghiệp trở nên xấu đi. 

Chẳng có ai lạc quan mãi được nếu khó khăn cứ liên tục dồn đến.
Chẳng có ai lạc quan mãi được nếu khó khăn cứ liên tục dồn đến.

 

Tăng trưởng chậm chạp sau đại dịch

 

Ai cũng hi vọng sau đại dịch nền kinh tế sẽ phục hồi lại nhanh chóng, PT sẽ có điều kiện làm việc tốt hơn. Tuy nhiên trên thực tế không ai có thể biết được khi nào cuộc sống sẽ trở lại bình thường.

Khách hàng bị ảnh hưởng về tài chính nên khả năng cao việc chi tiền cho tập luyện với gói dịch vụ cao cấp là điều không dễ dàng.

Nhưng chúng ta vẫn cứ hi vọng nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe trong việc tránh dịch đã được nâng cao khiến mọi người chi tiền tham gia tập luyện tốt hơn.

 

Nghi ngờ “tương lai” nghề PT 

 

Rõ ràng, với những bạn kiếm được tiền nhiều từ nghề này sẽ lạc quan và sẵn sàng trở lại sau đại dịch.

Nhưng những PT mới vào nghề hoặc thành tích kém, họ sẽ cảm thấy nghi ngại về con đường mà họ đang theo, có thể bạn sẽ “bỏ cuộc” sau đại dịch. 

Hãy vẫn cứ vững tin với nghề PT mà bạn chọn
Hãy vẫn cứ vững tin với nghề PT mà bạn chọn

Tuy nhiên hãy luôn tích cực vì trong “Nguy” luôn có “Cơ”.

Vấn đề cốt lõi vẫn chính là ở bản thân bạn. Hãy cố gắng học tập, rèn luyện kỹ năng, nâng cao chuyên môn, đó mới thực sự là giải pháp.

Nhân dịp rảnh rỗi tham gia vào các khoá học để nâng cao kiến thức chuyên môn và định hướng nghề nghiệp. Đó là một giải pháp tuyệt vời mà bạn có thể tham khảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *